Nhựa nguyên sinh và nhựa tái sinh đều nằm trong top những loại vật liệu phổ biến hiện nay. Chúng được đưa vào ứng dụng trong nhiều ngành sản xuất công nghiệp khác nhau. Và được sử dụng rộng rãi và ngày càng đa dạng. Tuy nhiên, do có nguồn gốc khác nhau, nên chúng cũng được sử dụng với các mục đích khác nhau.
→ Vậy nhựa nguyên sinh và nhựa tái sinh khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nhựa nguyên sinh là gì?
Nhựa nguyên sinh bao gồm một số loại nhựa như PP, PC, ABS, PS-GPPS, HIPS, POM, PA, PMMA… Đây đều là những loại nhựa nguyên chất, không pha tạp, không thêm phụ gia. Đặc tính của nhựa nguyên sinh là mềm, dẻo, có độ đàn hồi lớn, chịu được cong vênh và áp lực. Thành phẩm của nhựa nguyên sinh có thẩm mỹ khá cao do bề mặt bóng, mịn và màu sắc tươi sáng.
Tùy vào đặc tính của từng loại nhựa nguyên sinh mà các loại nhựa này hiện được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp. Như bao bì thực phẩm, mũ bảo hiểm (chống va đập), đầu gậy đánh golf, hệ thống ống chất dẻo chịu được áp lực… Ngoài ra, nhựa nguyên sinh còn có mặt trong ngành sản xuất ôtô, điện tử, thiết bị y tế…
Phân loại nhựa nguyên sinh?
-
Hạt nhựa nguyên sinh ABS: Có màu trắng tự nhiên hay màu trắng đục. Nhựa ABS nguyên sinh có tính cứng và rắn. Có khả năng chịu va đập và độ dai. Được ứng dụng trong sản xuất nón bảo hiểm, thùng chứa, linh kiện xe máy,…
-
Nhựa nguyên sinh PP: Thường có màu trắng trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không độc hại. Nhựa PP có tính bền cơ học cao, chính là tính bền xé và tính bền kéo đứt. Cứng vững mà không mềm dẻo như nhựa PE, không bị kéo giãn dài. Do đó nhựa PP thường được sản xuất thành dạng sợi.
-
Hạt nhựa nguyên sinh PA: là loại nhựa có tính kỹ thuật cao, có tính dẻo dai tốt, độ nhầy cao và bôi trơn bề mặt. Đặc biệt, có khả năng chịu mài mòn, do đó được ứng dụng phổ biến trông sản xuất thiết bị y tế, linh kiện điện tử, ô tô, xe máy,… Hay một số ngành may mặc và sản xuất đồ gia dụng khác.
Nhựa tái sinh là gì?
Nhựa tái sinh ( hay còn được gọi là nhựa tái chế ) là nhựa được sản xuất lại từ nhựa thu gom. Nhựa thu gom được nghiền nhỏ, làm sạch, làm khô và nung chảy. Sau đó, hỗn hợp nhựa được chuyển qua máy đùn, ép nhựa chuyển thành dạng sợi bún hoặc dạng hạt nhựa. Nhựa tái sinh được dùng làm nguyên liệu sản xuất trong rất nhiều lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng hoặc môi trường.
Phân loại nhựa tái sinh
-
Nhựa tái sinh HDPE (High Density Popyethylene): Được tái chế từ ống dẫn hơi nóng, ống phục vụ cho ngành bưu điện cáp quang, ống thoát nước, v.v… HDPE được dùng để sản xuất túi, bao bì, can nhựa, đồ gia dụng, thổi túi, sản phẩm môi trường.
-
Nhựa tái sinh PP (Polipropylen): Được tái sinh từ bao bì, dây chão, thảm, màng, văn phòng phẩm, các phần bằng nhựa PP khác. Như: dụng cụ thí nghiệm, loa, các phần nội thất ôtô, v.v… Các sản phẩm của hạt nhựa tái sinh PP có tính chất vật lý dai, hơi cứng và có độ bền cao.
-
Nhựa tái sinh PE (Polietylen hay Polieten): Được tái chế từ túi nilon, màng phủ nông nghiệp. Các sản phẩm của hạt nhựa tái sinh PE có tính chất vật lý dẻo và dai.
-
Hạt nhựa tái sinh ABS (Acrylonitrin butadien styrene): Là một loại nhựa rất dẻo dai, chịu được sự va đập mạnh. Được tái chế từ các sản phẩm ép phun, bàn phím, máy văn phòng, các bộ phận xe hơi, xe máy, mũ bảo hiểm,.... Sử dụng để sản xuất các sản phẩm thấp cấp hơn sản phẩm ban đầu.
-
Hạt nhựa tái sinh PVC (Polivinyl clorua): Được tái sinh từ ống nhựa PVC, tấm cứng, ống dẫn dầu, phích cắm điện…. Trong quá trình tái chế, nhựa PVC được pha trộn với một số phụ gia như chất ổn nhiệt. Các loại tác nhân: hấp thụ UV, bôi trơn, hóa dẻo, trợ gia công, tăng cứng, chống va đập, chống cháy, bột nở. Để phù hợp với tính năng của từng loại sản phẩm.